[Góc Giải Đáp] Nâng Mũi Bao Lâu Thì Được Nằm Nghiêng?

Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng là câu hỏi được nhiều người quan tâm sau khi thực hiện nâng mũi. Để giúp bạn biết được chính xác cách chăm sóc dáng mũi chuẩn sau nâng và tránh các hoạt động mạnh, sau đây sẽ là bài viết hướng dẫn chi tiết và cụ thể.

Có được nằm nghiêng sau nâng mũi?

Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Sau khi nâng mũi xong, bác sĩ thường sẽ sử dụng nẹp cố định với băng keo để giúp dáng mũi của bạn được định hình thẳng và không bị lệch, hai bên lỗ mũi sẽ nhét miếng đệm chuyên dụng kèm với ống thở để nâng đỡ vùng sống và đầu mũi. 

Tuy nhiên, khi dáng mũi đã phẫu thuật xong sẽ cần thời gian để định hình lại bởi lúc này phần sụn chưa thật sự liên kết với các mô xung quanh và vì vết thương vẫn trong trạng thái hở nên khá nhạy cảm, vì vậy mà bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh nằm nghiêng.

Trường hợp bạn không chú ý giữ dáng mũi hoặc nằm ngủ với tư thế nghiêng thì sẽ làm mũi bị vẹo, lệch, ảnh hưởng tới kết quả sau cùng. Thay vì nằm nghiêng, bạn nên lựa chọn tư thế ngủ nằm ngửa, thẳng cho tới khi dáng mũi được hồi phục, mô mềm.

Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng?

Như đã chia sẻ ở trên thì việc nằm nghiêng sau nâng mũi cũng cần phải có thời gian vừa đủ cho mũi phục hồi và làm quen vì vậy không nên thực hiện nằm nghiêng quá sớm. Thời gian trung bình cho việc nằm nghiêng sau nâng mũi hợp lý là từ 15 – 20 ngày sau nâng mũi, đây là quãng thời gian vừa đủ và hợp lý bởi mũi đã khá kiên cố.

Để tránh các tư thế ngủ vô tình bị thay đổi trong quá trình ngủ, bạn có thể đặt hai chiếc gối chèn ở hai bên người để giữ cổ không nghẹo sang 1 bên khi lỡ ngủ say.

Nếu cảm thấy không thoải mái hoặc căng cơ trong lúc nằm thẳng, bạn có thể nằm nghiêng nhẹ trong vài phút để thả lỏng cơ thể, sau đó tiến hành nằm thẳng trở lại.

Vậy thì, thời gian lý tưởng để trả lời cho câu hỏi: nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng đã có câu trả lời.

Các tư thế ngủ cần tránh sau khi nâng mũi

Ngoài nằm nghiêng ra, bạn cũng cần tránh một số tư thế khác nữa để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như ảnh hưởng tới kết quả nâng mũi:

Nằm sấp

Nằm sấp là tư thế ngủ xấu, được các bác sĩ khuyên không nên áp dụng bởi nó không chỉ áp hưởng trực tiếp tới dáng mũi sau nâng mà kéo theo đó là nhiều các loại bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, dễ gây đau và tê liệt cơ.

Úp gối lên mặt khi ngủ

Thói quen úp mặt vào gối khi ngủ sẽ vừa cản trở việc hô hấp, dễ gây tình trạng mụn ẩn trên da mà bên cạnh đó còn làm lệch chất liệu sụn khi đặt vào mũi.

Lấy tay che mặt

Đặt tay lên trán để có điểm tựa là thói quen được nhiều nguời áp dụng khi ngủ, tuy không tác động trực tiếp lên mũi nhưng nếu trong quá trình ngủ say bạn sẽ vô tình khiến tay va đập trúng mũi khiến mũi bị di chuyển.

Tương tự sau nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng, tất cả các tư thế ngủ: nằm sấp, úp gối lên mặt, đặt tay lên trán cũng cần tránh ít nhất từ 15 – 20 ngày.

Hướng dẫn tư thế nằm ngủ đúng theo khoa học

Ngoại trừ các dáng ngủ xấu trên kia, bạn có thể áp dụng các dáng ngủ này để giúp cơ thể vừa khoẻ mạnh, đồng thời còn góp phần giúp dáng mũi được hoàn thiện rõ rệt hơn sau nâng.

Tư thế ngủ đúng sau nâng mũi

Sau nâng mũi, các bác sĩ chỉ định bạn nên nằm thẳng để mũi được vào form chắc chắn hơn. Trong lúc ngủ, để tránh các cử động vô tình bạn có thể sử dụng chèn gối ở hai bên đầu bởi cơ thể con người khi rơi vào giấc ngủ thường sẽ không ý thức được việc thay đổi các tư thế.

Nằm thẳng còn giúp bạn duy trì được một cơ thể khoẻ mạnh, tránh được các tình trạng mặt lệch hay không đều nhau do quá trình ngủ sai tư thế lâu ngày dẫn đến.

Nằm nghiêng xong mũi bị lệch thì phải làm sao?

Trường hợp khách hàng không may lỡ nằm sai tư thế dẫn tới việc dáng mũi bị lệch thì cũng không cần quá lo lắng. Điều đầu tiên cần làm chính là bạn phải tiến hành đến ngay cơ sở thẩm mỹ nơi thực hiện nâng mũi để thăm khám để bác sĩ có thể xem xét tình hình một cách khách quan nhất.

Lưu ý chăm sóc dáng mũi sau nâng đúng cách

Vệ sinh

Đường mổ nằm trong khoang mũi để giấu sẹo do đó mà việc vệ sinh phải được tiến hành hết sức cẩn thận bởi môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi phát triển gây ra viêm nhiễm. Vệ sinh vết thương 2 lần/ngày bằng dung dịch nước muối.

Sinh hoạt

Nghỉ ngơi theo đúng thời gian bác sĩ căn dặn để giúp vết thương nhanh ổn định và dáng mũi vô form. Hạn chế các cử động mạnh hay va đập trực tiếp lên mũi như: chạy bộ, sờ nắn, tập gym,…

Ăn uống

Ăn uống kiêng khem, có chọn lọc, hạn chế các thức ăn có tính chất dễ gây mủ, sưng, đỏ hoặc làm vết thương lâu hồi phục.

Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Với các thông tin quan trọng về việc nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng vừa được Gangwhoo chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã nắm rõ được các quy tắc chăm sóc mũi sau nâng an toàn để mau chóng sở hữu được một chiếc mũi đẹp đúng chuẩn.